Những bộ phận cấu tạo quan trọng của máy mài cầm tay
Bạn sử dụng máy mài thường xuyên cho công việc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi về những bộ phận cấu tạo của máy mài cầm tay hay chưa? Cấu tạo máy mài cầm tay gồm những bộ phận nào? Nếu là người thường xuyên sử dụng máy mài thì bạn cần phải nắm rõ được kiến thức về nó để quá trình vận hành diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả công việc cao nhất.
Các loại máy mài góc hiện nay thường được sử dụng với chức năng để cắt, chà nhám, đánh bóng, mài nhẵn,.. Và nói chung cấu tạo máy mài cầm tay thì các bộ phận tương đối giống nhau. Để nắm rõ được cấu tạo chung các bộ phận máy mài cầm tay, mời bạn theo dõi chia sẻ của MRO Việt Nam dưới đây:
1. Nút nguồn
Nút nguồn là bộ phận cấu tạo quan trọng không thể thiếu của máy mài. Đa số các nhà sản xuất máy mài đều thiết kế nút nguồn theo nguyên tắc giúp bạn có thể dùng ngón tay nhấn vào khởi động máy và nhả ra khi bạn dừng sử dụng. Ngoài ra, trên thị trường vẫn có nhiều mẫu máy mài cầm tay được thiết kế có nút nguồn On/Off ở dạng đẩy trượt với mục đích duy trì hoạt động của máy mà bạn không cần phải liên tục nhấn vào nút nguồn.
2. Vành chắn máy mài góc
Đối với máy mài góc cầm tay thì vành chắn là một trong các bộ phận cấu tạo của máy mài góc có chức năng bảo vệ người sử dụng khỏi những mãnh vỡ cũng như bụi bắn ra ngoài ngay khi mài. Hơn nữa, bộ phận vành chắn bảo vệ này có thể xoay chuyển dễ dàng giúp việc sử dụng máy mài của bạn trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
Chú ý: Bạn tuyệt đối không nên sử dụng máy mài cầm tay mà không có vành chắn bảo vệ mặc dù vành chắn khi được tháo ra thì việc quan sát của bạn sẽ thuận tiện hơn.
3. Chổi than
Một bộ phận nhỏ vô cùng quan trọng trong cấu tạo của máy mài góc cầm tay chính là chổi than mà không phải ai cũng biết. Bộ phận nhỏ này nằm bên ngoài mô tơ và hỗ trợ mô làm việc được hiệu quả hơn.
Bản chất thì lõi quay Roto của mô tơ cần phải được nối vào phần tính Stato và để thực hiện được điều này, một cuộn dây bằng đồng hoặc bằng thau được cố định với trục lò xo và được ép bên trong chổi than nhằm dẫn và cung cấp điện năng. Sau một thời gian sử dụng hoặc lâu không sử dụng bạn nên kiểm tra lại chổi than vì khi bị mòn đi sẽ làm cho máy mài ngừng hoạt động.
Để thay mới chổi than cho máy mài cầm tay bạn chỉ cần tháo hai con ốc ở hai bên của thân máy ra lắp chổi than mới vào và bắt lại vít như cũ.
4. Các bộ phận khác của máy
Ngoài ra, các bộ phận khác của máy mài cầm tay có thể kể đến như: Cờ lê hàm để cố định có chức năng cố định hướng mài, đây cũng là bộ phận quan trọng của máy mài góc. Bên cạnh đó, mỗi chiếc máy mài góc đều có nút khóa trục cho phép bạn khóa chặt các phụ kiện như đá mài, đá cắt hoặc lưỡi cắt sau khi gắn vào máy. Các sản phẩm máy mài thế hệ mới hiện nay như máy mài cầm tay Keyang được trang bị kèm theo một tay cầm bên có thể tháo lắp dễ dàng.
Trên đây, MRO Việt Nam đã gửi tới bạn thông tin các bộ phận cấu tạo của máy mài cầm tay từ quan trọng đến bộ phận phụ. Người sử dụng nên đọc qua thông tin của máy và các bộ phận của máy mài để nắm rõ hơn về cấu tạo của máy, đặc điểm hoạt động giúp cho việc vận hành sử dụng hiệu quả hơn.
Nếu muốn mua máy mài cầm tay mới mà giá rẻ thì trước tiên hãy xem qua 5 máy mài cầm tay giá rẻ nhất sau đó liên hệ với chúng tôi để được mua máy nhanh với giá tốt nhất tại Việt Nam.
Từ khóa tìm kiếm bài viết:
– cấu tạo máy mài
– cấu tạo của máy mài
– cấu tạo của máy mài góc
– cấu tạo máy mài cầm tay
– cấu tạo của máy mài cầm tay
– cấu tạo của máy mài tay
– cấu tạo máy mài góc
Comments are closed