Những điều cần biết về ngành cơ khí chế tạo máy!
Hiện tại ngành cơ khí chế tạo máy đang được quan tâm và chú trọng phát triển theo chủ trương của nhà nước. Điều này cho thấy tương lai phát triển của ngành nghề này trong những năm tới sẽ là bước đột phá!
Bạn đam mê cơ khí, vậy bạn có hiểu rõ về ngành cơ khí chế tạo máy nói riêng và ngành công nghiệp cơ khí nói chung không? Hãy cùng tin tức Mro Việt Nam tìm hiểu về ngành nghề này trong bài viết dưới đây.
Khuyến mãi: Hàng tháng Mro Việt Nam luôn có chương trình khuyến mãi giá tốt cùng nhiều quà tặng tri ân khách hàng. Hãy chat ngay để được cập nhật thông tin cụ thể về từng chương trình.
1. Tìm hiểu ngành cơ khí chế tạo máy
Bạn hiểu thế nào là ngành cơ khí chế tạo máy? Liệu có giống với công việc của thợ cơ khí, sửa chữa không?
Ngành cơ khí chế tạo máy được hiểu là ngành thiết kế, chế tạo ra dòng máy móc, thiết bị phục vụ trong sản xuất cơ khí. Đây là một trong những ngành nghề quan trọng trong việc phát triển công nghiệp của các quốc gia vì vậy tại những nước phát triển ngành cơ khí chế tạo máy luôn được quan tâm đặc biệt!
Hiện tại ngành cơ khí chế tạo máy được giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp khá phổ biến. Các khoa, viện được phân chia theo ngành: Cơ khí, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, máy tàu, đóng tàu, với các chuyên ngành: Cơ khí chế tạo, cơ điện tử, công nghệ tự động, kỹ thuật công nghiệp, động cơ diesel và máy phụ, khung gầm, điện ôtô, cơ khí hóa, cơ khí ô tô, kỹ thuật nhiệt lạnh, máy xây dựng, máy xếp dỡ, khai thác máy tàu biển, cơ học…
Tham khảo: Khái quát về ngành công nghiệp MRO tại Việt Nam
Tùy từng mong muốn mà bạn có thể tham khảo lựa chọn một ngành học phù hợp.
2. Kỹ sư ngành cơ khí chế tạo máy cần yêu cầu gì?
Vậy một kỹ sư ngành cơ khí chế tạo máy cần biết những gì? Liệu học ngành nghề này có thực sự khó hay không?
Những nhiệm vụ một kỹ sư ngành cơ khí cần phải thực hiện:
– Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp,
– Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
– Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD
– Lập trình gia công máy CNC
– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…
– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp
– Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó
– Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu….
Trên đây là công việc của một kĩ sư cơ khí chế tạo máy mà bạn nên tham khảo nếu đang có ý định theo học ngành nghề này!
Ngoài ra tố chất của một người thợ cơ khí chuyên nghiệp cần có chính là:
– Là dân Cơ khí bạn cần phải có sự đam mê với công việc, với ngành nghề mà bạn đã lựa chọn
– Có tư duy sáng tạo, tư duy logic
– Có sức khỏe tốt
Xem thêm: Nhà cung cấp dụng cụ cơ khí chính hãng uy tín nhất
Với việc phát triển ngành công nghiệp tại Việt Nam vì vậy ngành cơ khí chế tạo máy sẽ là một ngành học hot trong những năm tới. Hãy tham khảo nếu bạn là một người đam mê cơ khí.
Comments are closed