Hướng dẫn kỹ thuật tạo dáng cây cảnh với kéo cắt tỉa cành
Kỹ thuật tạo dáng cây cảnh vô cùng quan trọng với thợ làm vườn nói chung và người chơi cây cảnh nói riêng. Với mỗi dòng cây khác nhau sẽ có cách tạo thế sao cho phù hợp và hài hòa. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây tin tức Mro Việt Nam sẽ chia sẻ tới bạn những kỹ thuật tạo dáng cây cảnh với kéo cắt tỉa cành đa năng.
1. Dụng cụ cắt tỉa tạo dáng cây cảnh
Để công việc cắt tỉa tạo dáng cây cảnh dễ dàng và hiệu quả hơn người dùng cần trang bị cho mình những dụng cụ hỗ trợ dưới đây:
- Kéo cắt tỉa lá, cành nhỏ
- Kéo cắt tỉa cành đa năng
- Kìm, cưa cắt tỉa cành
- Dụng cụ uốn cành
Nếu bạn đang cần đặt mua dụng cụ cắt tỉa tạo dáng cây cảnh cho nhà vườn hoặc mua để sử dụng trực tiếp thì hãy truy cập ngay tại: https://vattumro.com/ để tham khảo mức giá cũng như thông tin chi tiết của sản phẩm. Đặc biệt Mro Việt Nam – nhà phân phối dụng cụ làm vườn Hàn Quốc thường xuyên có chương trình khuyến mãi giá tốt dành cho tất cả khách hàng mà bạn nên tham khảo ngay!
2. Hướng dẫn kỹ thuật tạo dáng cây cảnh với kéo cắt tỉa cành
- Cắt tỉa tạo dáng cây cảnh
Trước khi uốn, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan
- Thời điểm cắt tỉa cây cảnh
Thời gian thích hợp cho việc uốn cành bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành. Những cây bonsai có nhựa nhiều như thông thì thời điểm thích hợp nhất trong việc uốn cành cây vào cuối hè.
Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.
- Kỹ thuật uốn cành cây cơ bản
Để đạt hiệu quả cao nhất người chơi thường lấy dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.
Khi quấn dây kẽm, không nên quấn chặt hay lỏng quá và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường là 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.
- Tháo dây cuốn đúng cách
Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật tạo dáng cây cảnh với kéo cắt tỉa cành mà thợ làm vườn nên biết để có thể tạo tác phẩm ứng ý. Ngoài ra để vết cắt cành không bị dập nát, và không để lại sẹo thì hãy tham khảo ngay những sản phẩm chất lượng của thương hiệu nổi tiếng uy tín.
Mọi thắc mắc xin liên hệ: Xem bên dưới trang ngay để được hỗ trợ tư vấn cụ thể!
Comments are closed