Hướng dẫn cách khoan sắt đúng kỹ thuật
Khoan sắt như thế nào cho đúng kỹ thuật ? Cách chọn mũi khoan sắt loại tốt nhất để khoan sắt chính xác?Khoan sắt hay khoan gỗ, về bản chất là đều giống nhau. Đơn giản chỉ là chọn mũi khoan phù hợp gắn vào máy khoan, thiết lập tốc độ, rồi khoan lên vật liệu. Tuy nhiên có 2 sự khác biệt chính là vật liệu mũi khoan sắt phải được làm bằng hợp kim cứng hơn mũi khoan gỗ.
Các bước khoan sắt đúng kỹ thuật
1.Chọn mũi khoan sắt tốt nhất
– Trên thị trường có nhiều loại, cần xác định độ cứng của kim loại cần gia công để chọn mũi khoan thích hợp.
– Bạn nên dùng mũi khoan thép gió HSS có chứa một chút Coban bởi chất liệu thép có độ cứng cao, phù hợp với tất cả kim loại.
2.Cố định vật cần khoan
- Sử dụng kẹp để cố định vị trí vì khi khoan nếu không cố định thì làm cho lỗ khoan không được chính xác và đẹp. Dễ bị gãy, mẻ mũi khoan khi vật cần khoan rung lắc (có câu “Dao sắc không bằng chắc kê”)
- Ta có thể sử dụng: Ê tô kẹp, kìm chết, kẹp séc măng…
3. Lấy dấu vị trí cần khoan
- Lấy dấu bằng những dụng cụ như thước kẹp, thước vạch dấu hoặc bút lông.
- Có thể thiết kế trên phần mềm như Autocad hoặc Exel, Word …sau đó in ra giấy và dán lên vật cần lấy dấu (nếu vật cần lấy dầu có diện tích nhỏ)
4. Đột một lỗ mồi để tránh trượt khi khoan.(Chú ý bước này)
- Dùng mũi đột để đột chính xác vị trí đã lấy dấu.
- Bước này cần lưu ý đột làm 2 lần:
- Lần 1 đột nhẹ xem đã đúng tâm chưa.
- Lần 2 đột mạnh hơn để lái đúng tâm (nếu lần 1 chưa chuẩn)
5.Chuẩn bị dung dịch làm mát.
Để hạn chế cháy mũi khoan , bình chữa cháy trong tầm kiểm soát bởi khi khoan kim loại nhưng tia lửa tuy nhỏ nhưng cũng có thể gây cháy.
6. Mang bảo hộ lao động
Kính, găng tay, áo bảo hộ để tránh những tia lửa và các mảnh vỡ trong khi khoan.
7.Tiến hành khoan.
- Giữ tốc độ khoan trung bình.
- Khoan từ từ và đều đặn.
- Đối với kim loại mềm thì tốc độ khoan có thể nhanh hơn.
- Mũi khoan bé từ 3.2mm trở xuống vì có đường kính nhỏ nên dễ gãy khi khoan lưu ý:
- Lắp sâu vào trong máy (sâu vào trong măng ranh), để đầu mũi khoan thò ra ít nhất có thể (Vừa chống gãy, vừa chính xác không bị cong mũi khoan.
- Dùng lực vừa phải (không tỳ cả trọng lượng cơ thể lên khi khoan máy khoan tay)
- Khoan tốc độ chậm để tránh trượt, sau vài giây lên tốc độ đều
- Đảm bảo mũi khoan luôn sắc bén trong quá trình khoan
- Kiểm tra máy khoan trước khi khoan, đảm bảo cổ trục máy khoan không bị rung lắc, lắc lư
- Khi khoan tay luôn cầm máy đảm bảo mũi khoan vuông góc với vật cần khoan, khi sắp thủng giữ nguyên tốc độ và tỳ nhẹ, rút mũi khoan khi máy vẫn hoạt động để tránh kẹt mũi
Thành quả đây:
Bạn có thể xem thêm: 5 Điều cần quan tâm khi mua máy khoan cầm tay
Comments are closed