Tìm hiểu về việc đánh bóng kim loại và dung dịch đánh bóng
Bạn sẽ tìm hiểu được lí do vì sao đồng và đồng thau bị nứt, và vì sao có nhiều lớp đánh bóng bị ăn mòn dù được đặt trong điều kiện môi trường tốt… Tất cả sẽ được giải đáp mà MRO Việt Nam sẽ chia sẻ cho các bạn trong bài viết hôm nay. Hãy sẵn sàng cho những sự thật thú vị. Rất nhiều các khẳng định bạn sắp đọc từng gây tranh cãi và “trái ngược” với quan điểm của nhiều người về thế nào là đánh bóng đúng cách, chúng ta sẽ cùng tìm hiều nhé.
1. Tất cả lớp đánh bóng kim loại đều có chức năng bảo vệ cho bề mặt
– Thường thì đúng là lớp đánh bóng sẽ bảo vệ bề mặt kim loại đến một mức độ nào đó. Tuy nhiên, một số hóa chất dùng đánh bóng có chứa các loại khí như ammonia hoặc các chất có dẫn xuất anhydrit.
– Gần đây các nhà khoa học phát hiện ra nhiều chất gây lão hóa nhanh ở nhiều loại hợp kim, đặc biệt là đồng thau và các hợp kim đồng khác. Vết trầy và nứt xuất hiện trên kim loại khi tiếp xúc quá nhiều với ammonia hoặc dẫn xuất anhydrit xảy ra nhiều, thêm vào đó, các hóa chất này cũng làm mờ kim loại qua thời gian, làm vật nhanh chóng bị mất độ bóng. Một trong các nhược điểm khác của hóa chất anhydrite là chúng ăn mòn kẽm, một thành phần thiết yếu của đồng thau và luôn luôn hiện hữu ở nhôm đúc, kẽm cũng thường được dùng để giúp thép tránh bị mòn, hóa chất anhydrite sẽ phá hủy các vật liệu này.
– Đánh bóng sử dụng đúng hóa chất sẽ kéo dài tuổi thọ vật nếu được làm đúng cách sẽ tăng bền đáng kế cho bề mặt kim loại, trong khi việc sử dụng ammonia và các hợp chất anhydrite lại có tác dụng ngược lạị, một số nhà sản xuất thay ammonia và hợp chất anhydrite bằng acid, kết quả là acid ăn vào kim loại gây bào mòn bề mặt của sản phẩm, các nhà sản xuất sử dụng acid cũng không khá hơn vì đồ vật vẫn sẽ bị hư hỏng.
2. Tất cả lớp đánh bóng kim loại đều như nhau
Chúng hoàn toàn không như vậy. Có nhiều chức năng khác nhau đối với những loại lớp đánh bóng kim loại khác nhau.
– Lớp chống oxy hóa, lớp tăng cường, loại bỏ bám bẩn.
– Lớp ức chế, lớp có tính năng chống dính,…
chúng khác biệt, có khi khác biệt rất to lớn, theo các hãng sản xuất khác nhau.
3. Tất cả các chất đánh bóng đa phần đều sử dụng được trên mọi kim loại
Hoàn toàn không phải vậy.
– Chất đánh bóng dùng tốt với inox và crom thường không được sử dụng trên hầu hết các kim loại mềm mà đặc biệt là vàng, bạc, bạch kim, thiếc, đồng và các loại đá quý. Nếu hóa chất đủ mạnh để ăn vào inox, nó sẽ dễ dàng đục thủng các kim loại mềm và loại bỏ các kim loại không cần thiết.
– Nếu chất phù hợp để đánh bóng nhôm thì không được để tiếp xúc với crom, đồng thau hay inox.
Nhưng như vậy không có nghĩa là bất cứ chất nào dùng được trên kim loại mềm và đá quý cũng không phù hợp với inox và kim loại cứng, đối với kim loại cứng chất sẽ ăn vào chậm hơn, tuy nhiên chất dùng cho kim loại cứng được đánh bóng thô sẽ phá hủy vàng và bạc.
4. Dung dịch đánh bóng.
– Nhược điểm của lơ đánh bóng thường là khó lau sạch, nhất là khi chúng đã bị khô lại trên bề mặt đánh bóng. Chúng cũng thường để lại một dư lượng đánh bóng khô trong các khe, rãnh nhỏ dưới dạng các vệt trắng xấu xí. Trong khi đó, dung dịch đánh bóngkhi khô lại sẽ chuyển thành dạng bột, dễ dàng loại bỏ hơn nhiều so với lơ đánh bóng.
Nhiều người cho rằng tất cả dung dịch đánh bóng đều có độ bền như nhau?
Đáng tiếc là không phải vậy. Một số dung dịch đánh bóng bị mờ đi rất nhanh, cụ thể là các dung dịch đánh bóng kim loại có chứa amonia hoặc dẫn xuất anhydrite. Các dung dịch chứa axit cũng tương tự, ngoài ra còn nhiều loại khác với đặc điểm này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này như thiếu lớp sáp bảo vệ hoặc sử dụng loại sáp không thích hợp đối với điều kiện ngoại cảnh vật được đánh bóng phải hứng chịu. Độ ph không thích hợp gây ra bởi sử dụng hợp chất đánh bóng chứa acid, kiềm hoặc sáp bảo vệ có tính acid cũng là lí do khiến lớp dung dịch đánh bóng bị mờ.
6. Tất cả bề mặt đánh bóng đều cần được phủ sáp hoặc sơn bóng thì mới bền lâu được
Hoàn toàn không đúng.
– Điều đó phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, các vật đánh bóng giữ trong môi trường gần biển cần được sơn lớp bóng hoặc các lớp phủ trong suốt để bảo vệ bề mặt bởi các muối xâm thực như các anion, cation gốc sunfat.
– Đối với inox thì thường phụ thuộc vào chất lượng của lớp đánh bóng hoàn thiện.
– Đối với crom thì không cần gì khác ngoài 1 lớp đánh bóng siêu mịn.
– Các vùng thường tiếp xúc với nhiệt độ cao không được phủ sáp hay sơn bóng, đồ cổ và các hiện vật trong viện bảo tang cần được đánh sáo với độ ph trung tính để bảo vệ.
7. Tất cả dung dịch đánh bóng đều có thể dùng cho các vật thường xuyên tiếp xúc với nhiệt
Một lần ần nữa, hoàn toàn không phải vậy.
– Đánh bóng kim loại hầu như không sử dụng trên bộ sạc turbo, ống góp, vỏ bộ nhông cam và các linh kiện tương tự.
– Lớp đánh bóng sẽ bị xỉn màu ngay khi tiếp xúc với nhiệt, đặc biệt là ở ống xả, sử dụng dung dịch đánh bóng crom dùng cho môi trường nhiệt độ cao cho các trường hợp này.
Công ty CP thiết bị và dịch vụ MRO cung cấp các loại máy mài đánh bóng chất lượng, an toàn của Hàn Quốc. Các bạn có thể tham khảo tại: vattumro.com
Comments are closed