Top 5+ Thước chính xác, thước kẻ điện tử đo mm, cm chuẩn thông dụng
Trong các ngành nghề xây dựng, kỹ thuật, cần nhất là thước chính xác, đo được chuẩn chỉ từng chi tiết. Bởi khi thi công, sai một li đi một dặm. Chỉ cần một sai sót nhỏ có thể gây hỏng một phần hoặc toàn bộ sản phẩm mà bạn dày công xây dựng.
Cách dùng thước chính xác để đo
Mỗi một bộ phận, một loại nguyên liệu khác nhau lại cần dụng cụ đo khác nhau. Để đo thước chính xác các thông số kỹ thuật thì thường dùng tới các cách như sau:
– Đo trực tiếp: Đo trực tiếp thì bạn dùng các công cụ đo, tính ra kích thước trên vạch chỉ thị của thước. Thường phương pháp này dễ dẫn tới sai số, chỉ hợp dùng ở các chi tiết nhỏ hoặc không cần chính xác cao bởi dùng đo bằng mắt thường, không thể tuyệt đối được.
– Đo gián tiếp: Dùng để xác định kích thước gián tiếp. Có thể là qua các thuật toán, hoặc các dụng cụ đo chuẩn khác,…
– Đo phân tích (từng phần): Dùng xác định các thông số của chi tiết một cách riêng biệt, không phụ thuộc vào nhau.
Mỗi một cách đo lại có ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Phải tuỳ vào mục đích đo ở đâu, công trình, sản phẩm to hay nhỏ, đo chi tiết hay đo tổng quan để chọn ra cách đo phù hợp
Cách sử dụng thước chính xác – thước kẻ điện tử là vô cùng quan trọng
Có những loại thước chính xác nào để sử dụng trong xây dựng, kỹ thuật?
Để có thể đa dạng cách đo thì cần tới nhiều loại thước chính xác khác nhau. Các loại thước được dùng phổ biến hiện nay là:
1. Thước cuộn.
Đây là loại thước cần phải kể tới đầu tiên trong các dụng cụ đo trong ngành xây dựng. Loại thước này là điển hình nhất trong các công cụ đo đạc cơ bản. Hầu hết trong các gia đình cũng đều có đầy đủ loại thước này. Nếu để mua thì chọn loại thước cuộn bằng thép không gỉ.
Để xét tới công dụng thì thước cuộn được dùng để đo khoảng cách dài rộng cơ bản. Bởi thước cuộn được sản xuất đại trà, nhỏ gọn tiện dụng nên được dùng trong rất nhiều nghề, cũng như nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Thước cuộn là loại thước chính xác không thể thiếu trong hộp dụng cụ của người thợ
>> Xem ngay: Địa chỉ mua thước cuộn 7.5m chính hãng uy tín giá rẻ nhất thị trường
>> So sánh ngay: Giá thước cuộn 5m của Nhật – Hàn – Đức, loại nào nên mua?
2. Thước thủy.
Thước thuỷ cũng là một dụng cụ để đo đạc cực kì phổ biến. Thước thuỷ là loại thước đặc trưng với các ống thuỷ màu xanh lá trên thân thước. Dụng cụ này, từ những ống thuỷ sẽ giúp xác định độ nghiêng của mặt phẳng hiệu quả.
Vật liệu làm thường bằng nhôm với phần vạch chỉ thị các thông số bên trên. Thước thường dài 1 mét, nhỏ, gọn, nhẹ nên rất dễ mang theo.
3. Thước đo góc
Tính đến nay thì thước đo góc là dụng cụ được phát triển đa dạng nhất. Thước đo góc thường có hình dạng chữ L với phần nối có thể xoay để thay đổi góc dễ dàng.
Có 2 loại phổ biến nhất là thước góc eke và thước đo góc điện tử:
- Thước góc eke là loại thước chuyên dụng đo góc vuông chính xác và dễ dàng. Thước góc eke làm bằng hợp kim thép không gỉ. Nhờ chất liệu này nên dù có dùng lâu cũng khó bị oxy hoá hay mòn góc.
- Thước đo điện tử thì tiện dụng hơn, là dụng cụ ra đời hiện đại gần đây. Dùng thước đo này đo góc nghiêng, độ dốc của công trình rất hiệu quả, đo tới các khoảng cách dù là nhỏ nhất. Bởi vậy thước đo này chuyên cho độ chính xác cao.
4. Thước kẹp.
Thước kẹp vốn có nhiều chức năng, phạm vi đo rộng, dễ dùng, giá rẻ. Dù vậy nhưng độ chính xác rất cao nên càng được ưa chuộng.
Thước kẹp thường được dùng đo kích cỡ trong ngoài, đo sâu đều được.
5. Thước kẻ điện tử
Thước kẻ điện tử là loại thước chính xác đến từng mm, phạm vi đo rộng và rất dễ dùng nên rất được ưa chuộng hiện nay
Cách đặt thước chính xác để đo đạc thông số
Dù là có thước chính xác thì việc đo đạc cũng cần đúng chuẩn thì mới cho kết quả như mong muốn. Trước khi đo thì cần chuẩn bị kiểm tra thước có đủ tiêu chuẩn không, xem vạch chỉ thị có bị mờ không, thước có vị méo hay móp chỗ nào. Nếu ảnh hưởng đến việc đo đạc thì cần sớm thay thế dụng cụ khác phù hợp hơn.
Tiếp đó, cần kiểm tra bề mặt vật đo có sạch không. Cần để bề mặt phẳng không có dị vật để việc đo dễ dàng hơn. Khi đo phải giữ cho 2 mặt phẳng của thước song song với mặt phẳng cần đo. Nếu cần độ chính xác cao thì phải có vạch kẻ rõ ràng.
Lưu ý riêng khi đo góc cho chính xác nhất
Với đo góc sẽ có sự khác biệt so với đo chiều dài hay chiều cao của vật. Để đo góc thì bạn thực hiện như sau:
- Đặt mép trong thân trước trùng với 1 cạnh cần đo và tâm trước trùng với đỉnh góc.
- Di chuyển thanh gạt sao cho khe hở trên thanh gạt trùng với cạnh còn lại.
- Đọc số đo của góc trên cung chia độ tại vị trí khe hở của thanh gạt.
Nếu muốn tham khảo thêm các loại thước chính xác có độ lệch số nhỏ nhất, mời bạn ghé thăm https://vattumro.com/ để được lựa chọn và tự vấn sản phẩm phù hợp nhất!
>> Xem thêm: 100+ Dụng cụ đo đạc: Thước đo, thước dây, thước cuộn giá rẻ cao cấp được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Comments are closed