Mẹo sửa chữa máy khoan gia đình bất kì ai cũng làm được
Máy móc cũng như con người, dùng lâu ngày cũng bị hỏng hóc, hao mòn cần được bảo trì, bảo dưỡng. Nhưng dường như mọi người vẫn e ngại khi tháo máy ra để sửa chữa vì chưa biết gì. Vậy bài viết này MRO Việt Nam xin hướng dẫn các bạn sửa chữa một số hư hỏng nhẹ của máy khoan có thể tự khắc phục tại nhà.
Một số triệu chứng và cách sửa máy khoan gia đình
- Nếu đầu khoan bị kẹt hoặc trượt khó thao tác hoặc không giữ chặt mũi khoan: bạn có thể bôi trơn bằng dầu hoặc có thể thay bằng đầu khoan mới.
- Nếu Động cơ không chạy, lần lượt các bạn làm các bước sau đây:
- Kiểm tra máy xem có quá nóng hay mùi khét?
a) Nếu mùi khét và nóng rất có thể đã bị cháy lõi động cơ, cần có thợ chuyên nghiệp quấn lại.
b) Nếu không nóng và khét, chuyển bước tiếp theo. - kiểm tra phích cắm tại chỗ tiếp xúc với ổ cấp nguồn, đảm bảo tiêp xúc tốt.
- Kiểm tra dây dẫn tại chỗ tiếp giáp với phích cắm xem có bị đứt không.
- kiểm tra dây dẫn chỗ tiếp giáp với máy.
- kiểm tra chổi than, có 2 trường hợp:
a) Máy dùng đã lâu, chôi than bị mòn > thay mới
b) Chổi than vẫn còn dài, có thể do lò xo đẩy chổi than bị kẹt > giải quyết chỗ kẹt. - Không khoan được tường dù khoan có quay:
a) Mũi khoan bị mòn mất hiệu lực > thay mới.
b) Công tắc bật búa hay bị trượt về bên không búa > dùng keo đắp thêm chỗ bị mòn hoặc thay công tắc mới.
Cấu Tạo Máy Khoan Để Biết Cách Sửa Chữa
Máy khoan gia đình bao gồm: thân máy, động cơ, chổi than, đầu khoan, dây cấp điện và tay cầm.
- Thân máy thường đưuọc làm bằng nhựa dẻo chịu lực cao, chịu đập và rơi rớt tránh nứt vỡ. Thân máy khoan bao bọc động cơ từ phía đầu khoan cho đến tay cầm để che chắn và bảo vệ toàn bộ khoan.
- Động cơ có roto nhỏ gọn nằm dọc theo chiều dài khoan có nhiệm vụ làm quay và gõ búa lên đầu khoan và mũi khoan. Động cơ được cấp điện từ hai chổi than nằm ở gần chỗ tay cầm có nhiệm vụ truyền điện từ dây dẫn qua công tắc đi vào đông cơ.
- Đầu khoan có nhiện vụ truyền lực quay và gõ từ động cơ tới mũi khoan, đầu khoan phải chịu lực cao và thường xuyên.
- Dây cấp điện bao gồm phích cắm, dây dẫn thường dài khoảng 1,5 đến 3m. Dây dẫn được tính từ phích cắm đến công tắc khoan ngay chỗ tay cầm.
- Cách hoạt động của khoan là nhận nguồn điện từ phích cắm, qua dây dẫn, qua chổi than, đi vào động cơ, làm quay động cơ, quay và gõ búa vào đầu khoan.
Một số điểm hư hỏng thường gặp và cách sửa máy khoan cầm tay cũ.
- Nếu tính cả mũi khoan thì phải nói mũi khoan là nơi chịu áp lực, chịu mài mòn nhiều. Cho nên phải thay mũi khoan thường xuyên nhất
- Chổi than tiếp xúc và trượt với động cơ nên chịu nhiệt, chịu mài mòn: đây là phần nên kiểm tra ngay khi thấy khoan không chạy.
- Dây dẫn phải chịu lực uốn rất nhiều lần trong quá trình sử dụng nên hay bị gãy vị trí ngay giao với máy(đuôi tay cầm) và ngay phích cắm. Vì phần vỏ bọc của dây dẫn làm bằng nhựa dẻo chịu đàn hồi tốt hơn lõi đồng nên có khi lõi đồng gãy rời ra trong khi vỏ nhữa vẫn còn nguyên nên chúng ta không phát hiện.
- Công tắc khoan cũng có khi hư trước các bộ phận khác do hoạt động khá nhiều, bấm nhả liên tục trong khi sử dụng.
Lưu ý quan trọng trong khi sửa máy khoan gia đình.
- Sử dụng điện phải an toàn, trong quá trình sử dụng cũng như sửa máy, chú ý đặc biệt an toàn về điện. Đi giày và găng tay cách điện.
- Sửa máy ở nơi thông thoáng và có ánh sáng đủ để thoải mái nhất.
- Mẹo nhỏ cho dân không chuyên như chúng ta là dùng máy để chụp hình hay quay phim máy khoan và quá trình sửa lại để có thể sửa tốt nhất, tránh trường hợp không biết lắp lại hoặc “thừa ốc”!hihi
>>> Có thể bạn quan tâm: Máy khoan cầm tay đa năng
Comments are closed