Nghề làm mộc và những kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu!
Nghề làm mộc đòi hỏi những kĩ năng gì? Bạn đang muốn theo đuổi đam mê với tác phẩm làm từ gỗ nhưng chưa thực hiểu nghề làm mộc như thế nào thì hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây của tin tức MRO Việt Nam để tìm câu trả lời!
Nghề làm mộc cần những dụng cụ nào? Chi phí để mở một xưởng làm mộc tại nhà là bao nhiêu? Tất cả sẽ được MRO cung cấp tới bạn, vậy nên hãy chat ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
1.Nghề làm mộc là gì?
Nghề làm mộc là công việc tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ gỗ được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Và người tạo hình và thổi hồn vào đồ gỗ chính là thợ mộc.
Công việc của thợ mộc gồm:
- Gia công gỗ, tạo hình gỗ thành các sản phẩm dự trên bản thiết kế
- Thực hiện tính toán, đo đạc trên các vật liệu để có các thông số chính xác
- Tiến hành lắp đặt các vật dụng như giường, tủ, cầu thang, sàn gỗ…
- Kiểm tra, sơn, thay thế các vật liệu gỗ như khung cửa, cầu thang (đối với người phụ trách gỗ trong xây dựng)
- Tự tay thiết kế các mẫu đồ dùng, sản phẩm
- Chạm khắc, tỉa, giũa, sơn, đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm
- Cập nhật mẫu mã mới, đảm bảo nguồn nguyên liệu
Với những công việc đòi hỏi sự sáng tạo tỉ mỉ vì vậy đây là ngành nghề không thuộc cho tuýp người hậu đậu và thiếu sự sáng tạo. Tùy vào mong muốn mà bạn có thể lựa chọn tập trung vào một công việc phía trên để phát triển và đem lại thu nhập cho bản thân.
2. Nghề làm mộc cần những dụng cụ máy móc nào?
Dù làm bất cứ nghề nào bạn cũng cần sử dụng máy móc dụng cụ hỗ trợ để nâng cao hiệu quả làm việc. Dưới đây là danh sách dụng cụ máy móc mà thợ mộc nào cũng cần trang bị ngay. Đặc biệt đây là dụng cụ máy móc thiết bị sử dụng thông dụng tại xưởng mộc từ quy mô nhỏ đến lớn.
– Cưa đĩa cầm tay: máy cưa phù hợp với công việc cưa cắt những chi tiết nhỏ đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác. Đặc biệt trong quá trình sử dụng máy có thể dễ dàng di chuyển giúp linh hoạt hơn trong công việc.
– Máy cưa lọng cầm tay: Nếu như máy cưa đĩa chỉ thực hiện công việc cưa cắt thông thường thì cưa lọng giúp bạn cưa đường cong hoặc đường tròn tốt hơn.
– Máy mài, cắt cầm tay: được thiết kế nhỏ gọn và dễ sử dụng với nhiều tính năng dùng để mài các ba via hay làm nhẵn các mối hàn, các cạnh sắc ở các vị trí nhỏ hẹp hay ngóc ngách.
– Máy bào gỗ, máy bắt vít khoan: để bắt vít nhiều chi tiết lại với nhau bạn cần một chiếc máy khoan bắt vít với công suất tầm trung.
– Máy chà nhám rung: là dụng cụ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức so với cách đánh bóng thông thường
– Dụng cụ cầm tay: thước cuộn, kìm, kéo, tuốc nơ vít, dao, giấy chà nhám…..
Nếu bạn đang cần tham khảo thiết bị dụng cụ máy móc làm mộc hãy truy cập ngay tại MRO Việt Nam: https://vattumro.com để có cơ hội mua hàng với mức giá ưu đãi trong chương trình tri ân khách hàng của chúng tôi với mức giảm lên tới 50%.
3. Phương pháp làm mộc hiệu quả
Muốn từ thợ mộc mới vào nghề lên thợ mộc chuyên nghiệp bạn cần nắm rõ những kiến thức dưới đây:
– Kiến thức về vật liệu: làm nghề mộc hiện nay sử dụng cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong đó gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hơn nhiều.
– Kiến thức dụng cụ, công cụ: đó là về máy móc, công nghệ, quy trình sản xuất, lắp đặt và thi công
– Kiến thức về các phần mềm: phần mềm thiết kế đồ gỗ như 3Dsmax, Autocad, Sketchup,..để có bản vẽ thiết kế chuẩn chỉnh, chính xác
– Kiến thức về kỹ thuật: thiết kế, thi công nội thất để nhận thi công theo các sản phẩm thiết kế hoặc có thể đảm nhiệm từ việc thiết kế đến sản xuất nội thất
Nếu bạn đang có ý định theo đuổi nghề làm mộc chuyên nghiệp hoặc chỉ đơn giản là học hỏi để tự thiết kế và tạo ra những sản phẩm hữu ích tại gia đình như thơ DIY thì hãy tham khảo ngay!
Mong rằng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn để có thể hiểu rõ hơn mục tiêu mà bạn hướng tới. Hãy thường xuyên theo dõi tin tức MRO Việt Nam để được cập nhập thông tin hữu ích.
Comments are closed