Hướng dẫn sử dụng máy khoan bàn đúng cách an toàn hiệu quả
Sử dụng máy khoan bàn như thế nào để vừa đảm bảo an toàn cho người dùng vừa tăng hiệu quả công việc? Với dòng máy khoan công suất lớn quy trình vận hành cũng như nguyên tắc an toàn cần được người dùng thực hiện đúng tuyệt đối để tránh tại nạn đáng tiếc xảy ra. Trong bài viết dưới đây tin tức Mro Việt Nam sẽ chia sẻ cách sử dụng máy khoan bàn đúng cách mà bất kì thợ cơ khí nào cũng nên tham khảo để trở nên chuyên nghiệp hơn.
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt đông của máy khoan bàn
Với mỗi thương hiệu việc thiết kế vỏ máy khoan bàn có sự khác nhau tuy nhiên cấu tạo bên trong máy giống nhau tới 99% vì vậy để có thể sử dụng máy khoan bàn đúng cách người dùng cần tìm hiểu kĩ hơn về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo để có thể nhanh chóng khắc phục lỗi trong quá trình thực hiện.
- Cấu tạo máy khoan bàn:
Máy khoan bàn có thiết kế dạng đứng khác hẳn dòng sản phẩm máy khoan cầm tay nhỏ gọn chính vì vậy công suất máy cao thường trên 1000W và được sử dụng chủ yếu trong các xưởng cơ khí, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất,…
Máy khoan bàn được thiết kế dạng đứng, bên trong có trang bị motor bền bỉ. Đây chính là động cơ để máy hoạt động. Chân khoan có hình khối trụ được làm từ kim loại và một chân đế chắc chắn. Bàn máy chạy dọc theo trục thân máy và được thiết kế để có thể nâng lên hạ xuống dễ dàng. Bàn máy khoan (thường gọi là bàn năng) có thể được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy theo nhà sản xuất và từng loại máy.
Máy khoan bàn có chức năng chính là khoan sắt, thép, gỗ hoặc những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao.
Với công suất lớn, tốc độ nhanh nên chỉ cần người sử dụng lơ là, không nắm rõ hay tuần thủ nguyên tắc vận hành có thể gây nguy hiểm đến người sử dụng.
Vậy nên khi thực hiện máy khoan bạn bạn cần nắm rõ nguyên lý hoạt động, cách kẹp sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, dòng điện ra vào, tốc độ quay, vật liệu khoan và mũi khoan sử dụng.
Tham khảo: Top 10 máy khoan cầm tay giá rẻ nhất thị trường nên mua
Đối với thợ không chuyên cần nắm rõ kiến thức cơ bản này để có thể tiến hành công việc thuận lợi và hạn chế những tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra cần thường xuyên bảo dưỡng để máy hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.
2. Hướng dẫn sử dụng máy khoan bàn đúng cách an toàn và hiệu quả
Máy khoan bàn là dòng máy công suất lớn vì vậy khi sử dụng có thể gây nguy hiểm cho chính người dùng. Khá nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc không đảm bảo vận hành đúng quy trình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân hãy đọc ngay những hướng dẫn sử dụng máy khoan bàn đúng cách được chia sẻ từ Mro Việt Nam:
– Việc đầu tiên khi sử dụng thiết bị điện, dụng cụ điện cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi vận hành máy.
– Kiểm tra máy móc, dụng cụ trước khi vận hành – vận hành máy không mũi khoan xem có trục trặc gì không, quan sát mũi khoan đã đạt yêu cầu để khoan chưa, lắp mũi khoan đã đúng chiều chưa?
– Chỉ sử dụng theo đúng mục đích thiết kế máy của nhà sản xuất.
– Kiểm tra nguồn điện: Trước khi cắm vào nguồn điện, kiểm tra công tắc đã được tắt chưa.
– Căn chỉnh máy: Chú ý đặt máy vị trí cân bằng và người vận hành cũng đứng ở tư thế vững chắc, tránh trơn trượt.
– Bảo hộ lao động: Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ và đeo kính để tránh phôi, bụi văng ra trong quá trình làm việc.
– Môi trường làm việc: Không làm việc trong môi trường ẩm ướt vì dễ gây nguy hiểm cho người vận hành.
– Yếu tố khách quan: Khi máy đang vận hành, những người không có nhiệm vụ thì không nên lại gần.
– Lắp và chọn mũi khoan phù hợp: Mũi khoan được gắn vào đầu kẹp và vặn chặt, lưu ý đến chiều quay của mũi khoan.
– Nguồn điện vào: Chọn đúng điện thế của máy khoan là một pha hay ba pha.
– Điều chỉnh tốc độ: Tùy theo đường kính mũi khoan mà chọn tốc độ phù hợp.
+ Tốc độ nhanh nhất cho mũi khoan nhỏ hơn 5mm.
+ Tốc độ chậm hơn một chút cho mũi khoan từ 5-8mm.
+ Tốc độ chậm vừa phải đối với mũi khoan từ 8-11mm.
+ Tốc độ chậm nhất đối với mũi khoan lớn hơn 11mm.
Nếu cần khoan lớn hơn 17mm thì nên khoan mồi mũi nhỏ với tốc độ nhanh và sau đó khoan mũi lớn hơn với tốc độ chậm.
– Vệ sinh: Sau khi làm việc nên vệ sinh máy khoan ở đầu và trụ máy khoan.
– Bảo dưỡng định kỳ: Dùng bút thử điện định kỳ kiểm tra các bộ phận xem có hở điện không. Kiểm tra thanh trượt, nếu thấy lỏng cần siết bulong cho chặt lại.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về cấu tạo và cách sử dụng máy khoan bàn mà thợ cơ khí nên tham khảo để có thể thực hiện hiệu quả công việc đáp ứng được độ chính xác trong quá trình khoan đảm bảo chất lượng mũi khoan tốt nhất.
Ngoài ra nếu bạn đang quan tâm và muốn lựa chọn một chiếc máy khoan cầm tay giá tốt hãy tham khảo ngay tại Mro Việt Nam – nhà phân phối độc quyền dụng cụ điện cầm tay của các thương hiệu đến từ Hàn Quốc tại: https://vattumro.com
Mọi thắc mắc xin liên hệ theo hotline: Xem bên dưới trang để được tư vấn cụ thể!
Comments are closed