Quy trình hiệu chuẩn thước cuộn như thế nào?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới việc hiệu chuẩn thước cuộn nhưng lại không hiểu thực sự công việc này có tác dụng vì và tại sao phải thực hiện hiệu chuẩn dụng cụ đo trước khi đem vào sử dụng? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của tin tức MRO Việt Nam để hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện nhé!
1.Tại sao phải hiệu chuẩn thước cuộn, dụng cụ đo?
Với ngành công nghiệp cơ khí chính xác cần có những yêu cầu khắt khe về độ sai số vì vậy thước cuộn sử dụng trong lĩnh vực đo độ dài thuộc danh mục thiết bị phải thực hiện hiệu chuẩn do Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam ban hành và thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tại sao phải hiệu chuẩn thước cuộn, dụng cụ đo?
- Đảm bảo thước cuộn, dụng cụ đo hoạt động ổn định và độ sai số thấp.
- Có thể phát hiệu được những hỏng hóc và có hướng sửa chữa kịp thời
- Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Điều kiện hiệu chuẩn thước cuộn, dụng cụ đo cơ khí:
Để đạt được độ chính xác cao việc hiệu chuẩn thước cuộn cũng như dụng cụ đo phải được thực hiện trong môi trường đáp ứng được những điều kiện sau:
- Nhiệt độ: (20 ± 2)°C;
- Độ ẩm: (55 ± 5)%RH.
Ngoài ra trước khi tiến hành hiệu chuẩn thước cuộn bạn cần làm sạch và để ổn định trong phòng hiệu chuẩn thời gian ít nhất hai giờ trước khi tiến hành hiệu chuẩn.
Tham khảo: Chuyên cung cấp thước cuộn giá rẻ tại Hà Nội
2. Quy trình hiệu chuẩn thước cuộn, dụng cụ đo cơ khí
Khi thực hiện hiệu chuẩn an toàn đối với thước cuộn, tổ chức kiểm định phải tiến hành theo ĐLVN:266-2015 bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
- Trên thước cuộn phải có ký, mã hiệu của cơ sở sản xuất và phạm vi đo của thước.
- Bề mặt của thước cuộn phải sạch, nhẵn, không bị rỉ (đối với thước bằng kim loại), không có vết xước sâu ảnh hưởng đến việc đọc số chỉ.
- Khi trải thước cuộn lên mặt phẳng, hai mép của thước phải thẳng và song song với nhau.
- Bộ phận cuốn của thước cuộn phải hoạt động nhẹ nhàng, không được gây hư hỏng thước.
- Các chữ số ghi trên thước phải bền (không xóa được), rõ ràng, đều đặn, không gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Giá trị độ chia của thước phải có giá trị: 0,5 mm; 1 mm.
- Các vạch của thước phải bền (không xóa được), thẳng, đều, vuông góc với mép thước.
- Chiều dày vạch chia trên thước không được lớn hơn 0,2 mm. Kiểm tra chiều dày vạch chia trên thước tại 3 vị trí (khoảng đầu, giữa và cuối thước) bằng lúp đo hoặc thiết bị đọc số có giá trị độ chia ≤0,05 mm.
Bước 3: Kiểm tra đo lường
Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ LDT là nơi thực hiện hiệu chuẩn thiết bị
Lưu ý:
- Thước cuộn sau khi hiệu chuẩn nếu có độ không đảm bảo đo ≤ (0,01 + 0,01 L) mm được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem hiệu chuẩn, dấu hiệu chuẩn, giấy chứng nhận hiệu chuẩn…) theo quy định.
- Thước cuộn sau khi hiệu chuẩn nếu có độ không đảm bảo đo > (0,01 + 0,01 L) mm thì không cấp chứng chỉ hiệu chuẩn mới và xóa dấu hiệu chuẩn cũ (nếu có).
Thời gian hiệu chuẩn
Chu kỳ hiệu chuẩn của thước cuộn chuẩn là 12 tháng.
Xem thêm:Địa chỉ cung cấp thước cuộn 2m giá rẻ uy tín trên cả nước
Trên đây là quy trình hiệu chuẩn thước cuộn, dụng cụ đo đạt mà có thể bạn đang cần tìm hiểu. Với dòng sản phẩm thước cuộn sử dụng nhiều trong gia công co khí, cắt gọt yêu cầu về độ sai số thấp vì vậy đây là công việc cần làm trước khi đưa dòng sản phẩm đo đạt cơ khí vào sử dụng tại xưởng, nhà máy, khu công nghiệp.
Comments are closed