Hướng dẫn sử dụng thước Panme chuyên nghiệp cho thợ cơ khí
Được đánh giá là dụng cụ đo lường có độ chính xác cao – thước Panme được sử dụng chủ yếu trong xưởng gia công cơ khí. Tuy nhiên việc sử dụng thước Panme thành thạo và đọc đúng thông số không phải là chuyện đơn giản đối với thợ cơ khí mới vào nghề. Vì vậy trong bài viết này tin tức MRO Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng thước Panme để có thể thực hiện đo đạt một cách chính xác hiệu quả trong công việc.
1. Cấu tạo và chức năng thước Panme
Có thiết kế khác hẳn dòng sản phẩm thước cuộn thông dụng thước Panme có cấu tạo và mục đích sử dụng trong các công việc đòi hỏi độ chính xác cao.
Cụ thể cấu tạo của dòng sản phẩm này gồm:
- Đầu đo tĩnh (anvil)
- Đầu đo di động (spindle)
- Vít hãm/ chốt khóa (lock)
- Thước chính (sleeve)
- Thước phụ (thimble)
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
- Khung (frame)
Với những thợ mới vào nghề ít được tiếp xúc với dòng sản phẩm này sẽ gặp khó khăn trong việc đọc các thông số cơ bản cũng như quy trình thực hiện đo đạt. Chính vì vậy hãy tham khảo những hướng dẫn chi tiết sử dụng các dòng thước cơ bản như thước cuộn, thước đo khe hở, thước dây, thước panme, thước cặp,….. Ngoài ra nếu bạn có thắc mắc liên quan tới vấn đề kĩ thuật hãy liên hệ trực tiếp theo hotline hoặc chat trực tiếp để được tư vấn cụ thể.
2. Hướng dẫn sử dụng thước Panme đúng cách cho thợ chuyên nghiệp
Trước khi tiến hành đo đạt bạn cần kiểm tra kĩ số liệu thước trước đó tránh trường hợp sai số không mong muốn.
* Kiểm tra trước khi tiến hành đo
– Kiểm tra bề mặt ngoài: Xem thước panme có bị mòn hay sứt mẻ gì không. Nếu đầu bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không được chính xác.
– Kiểm tra các bộ phận có chuyển động trơn tru không, kiểm tra spin doll có hoạt động tốt hay không
– Vệ sinh bề mặt đo
– Trước khi tiến hành đo kiểm tra điểm 0, nếu điểm 0 lệch khi đo sẽ cho ra kết quả không chính xác
– Với thước panme từ 0-25 mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo, kiểm tra điểm 0
– Với thước panme từ 25 – 50 mm, dùng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0
Hướng dẫn đọc số đo trên thước Panme:
- Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)
- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm”. của kích thước ở trên thước chính.
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước
- Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không.
- Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo
- Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo.
- Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.
Hướng dẫn điều chỉnh số 0 khi bị lệch
- Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên
– Cố định spin doll bằng chốt khóa
– Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
– Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
– Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu - Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới
– Cố định spin doll bằng chốt khóa
– Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
– Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
– Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu
Trên đây là những hướng dẫn sử dụng thước Panme cơ bản và những chú ý bạn nên biết trước khi sử dụng dòng sản phẩm này tránh trường hợp sai số.
Ngoài ra với thợ cơ khí bạn nên tham khảo ngay những dòng thước cuộn thông dụng có kích thước từ 2 – 10m để có thể linh hoạt hơn trong công việc đo đạt các chi tiết. Đặc biệt trong mùa giảm giá của MRO Việt Nam bạn sẽ có cơ hội mua được những sản phẩm với mức giá tốt nhất trên thị trường. Còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay: https://vattumro.com/dung-cu-do-luong/thuoc-do
Comments are closed