Cách phân loại bulong, ốc vít dành cho người không chuyên
Bulong, ốc vít là phụ kiện được sử dụng nhiều trong các xưởng cơ khí, cửa hàng sửa chữa xe máy, ô tô,… Đối với một người thợ sửa chữa thì việc quan trọng nhất đó chính là phân loại các bulong, ốc vít một cách chính xác để có thể tháo lắp một cách phù hợp. Đặc biệt tùy từng loại bulong, ốc vít mà bạn cần sử dụng tua vít hoặc những dụng cụ chuyên dụng mới có thể thực hiện việc tháo lắp. Nào hãy cùng tin tức MRO phân loại các dòng bulong ốc vít được sử dụng nhiều trong cuộc sống!
Tùy vào kích thước và công dụng mà các loại bulong ốc vít được chia ra làm nhiều loại khác nhau:
1. Phân loại bulong, ốc vít theo công dụng
Dựa trên mục đích sử dụng thì bu lông được chia thành 2 loại chính: bu lông liên kết và bu lông kết cấu. Cách phân loại này ảnh hưởng trực tiếp đến cấp bền, hình dáng và kích thước bu lông.
- Bu lông liên kết: là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết với nhau, trong đó lực chịu tải chính là lực dọc trục, lực cắt không giữ vai trò quyết định. Loại này được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu tĩnh, ít chịu tải trọng động, các chi tiết máy cố định.
- Bu lông kết cấu: được sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, các chi tiết máy lớn mà các bộ phận liên kết vừa chịu tải trọng dọc trục vừa chịu cắt.
2. Phân loại bulong ốc vít theo chất liệu chế tạo
Bulong ốc vít được làm bằng rất nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, inox, hợp kim, sắt mạ,…
– Bu lông chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim: gồm 2 loại nhỏ
- Bu lông qua xử lý nhiệt: Bu lông cường độ cao cấp bền 8.8; 10.9; 12.9. Bu lông loại này được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền sản phẩm theo yêu cầu.
- Bu lông không qua xử lý nhiệt: chủ yếu là bu lông thường hoặc các bu lông có cường độ thấp. Bu lông loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cơ tính tương đương và sau khi gia công, bu lông không cần xử lý nhiệt. Bu lông cấp bền 4.8; 5.6; 6.6
Bu lông được chế tạo từ thép không gỉ hay bu lông Inox: Thông thường, người ta sử dụng vật liệu INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L để sản xuất. Đây là loại bulong có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường.
Bu lông được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu: Đồng, nhôm, kẽm. Loại bu lông này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…
Bulong, ốc vít làm bằng: Rivet nhựa được dùng cố định các linh kiện, thành phần, tấm panel, bảng nhựa hay bo mạch PCB trong máy móc thiết bị xe máy, ô-tô….mà không cần dùng ốc vít. Dùng rivet nhựa tiện lợi, nhanh chống và tiết kiệm thời gian trong sản mà không cần dùng thêm bất cứ công cụ gì.
3. Phân loại theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn
– Bu lông ốc vít đen mộc: sản xuất ra nguyên bản như vật liệu thép ban đầu.
– Bu lông ốc vít nhuộm đen: sau khi sản xuất được nhuộm đen nhờ một lớp oxi hoá trên bề mặt bulong.
– Bu lông mạ kẽm điện phân, bu lông mạ kẽm nhúng nóng, bu lông mạ màu cầu vồng.
– Bu lông Inox (INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L…).
4. Phân loại theo lĩnh vực sử dụng
– Bu lông, ốc vít sử dụng trong lĩnh vực xây dựng: công trình nhà, kết cấu không gian, cầu…
– Bu lông, ốc vít sử dụng cho các công trình đường sắt: bu lông cắt đứt, bu lông cấp bền cao…
– Bu lông, ốc vít sử dụng trong các công trình trên biển.
– Bu lông, ốc vít sử dụng cho lĩnh vực cơ khí, bulong cho ô tô, xe máy.
Comments are closed